KHỞI NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ THÌ SAO?
DOANH NGHIỆP NHỎ LÀ GÌ?
Hiểu một cách thông dụng doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về các mặt như: vốn đầu tư, số lượng lao động hay doanh thu của doanh nghiệp,… Mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng hiện nay các doanh nghiệp nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp trong xã hội. Nó khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người, mọi thành phần trong xã hội tham gia, có thể cho những người tự chủ trong kinh doanh, thành viên trong gia đình cùng góp vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này hình thành và phát triển.
Sở hữu và điều hành một doanh nghiệp nhỏ thành công là một cách tốt nhất để bạn có thu nhập, đồng thời cũng là cách để bạn tự chủ về tài chính. Nhưng trước khi bắt đầu khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ, bạn nên đánh giá thật kỹ những yếu tố có thể đem lại sự thành công và giảm thiểu khả năng thất bại. Không những đối với những người thành công khi khởi nghiệp với doanh nghiệp có quy mô lớn mà ngay cả doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn quan tâm đến những yếu tố cơ bản và tiên quyết sau:
- Xác định thị trường
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Tìm kiếm đối tác làm ăn
- Huy động vốn kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Tuân thủ pháp luật
Trong các yếu tố này chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật. Dước góc độ chuyên môn và trong phạm vi bài viết này tôi muốn chia sẻ với bạn một trong sáu yếu tố trên, đó là yếu tố tuân thủ pháp luật.
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc thực hiện hành vi theo đúng quy định của pháp luật, tức là không được làm trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Tuân thủ pháp luật có thể là việc thực hiện một thao tác nào đó nhưng đó cũng có thể là việc không thực hiện thao tác bị pháp luật nghiêm cấm.
Một vấn đề cụ thể, khi khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ, bước đầu bạn có nhiều vấn đề cần phải quan tâm đến pháp luật. Có thể là trong khi lập kế hoạch kinh doanh trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn phải biết được ngành, nghề kinh doanh của mình có phù hợp với pháp luật, có bị hạn chế hay bị cấm kinh doanh. Việc huy động vốn trong kinh doanh như thế nào là theo luật định, như thế nào là trái với quy định của pháp luật. Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên khi chuyển nhượng vốn phải đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính ra sao,…Nói chung có rất nhiều vấn đề mà bạn phải biết để thực hiện.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, một doanh nghiệp khi gia nhập thị trường thì mất đến khoảng 20 ngày nhằm thực hiện nhiều thủ tục để bắt đầu kinh doanh. Trong đó có nhiều loại thủ tục như: thông báo mẫu dấu, mua hoặc tự in hóa đơn VAT, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, thủ tục thuế ban đầu,….Đó là những vấn đề pháp lý ban đầu, và khi hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp bạn phải tiến hành các hoạt động kinh doanh, khi đó bạn gặp phải nhiều vấn đề pháp lý phát sinh.
Có doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật, nhưng cũng có doanh nghiệp có thể sẵn sàng chấp nhận những vi phạm để hoạt động, vì nếu tuân thủ phải tốn chi phí đầu tư, nhân lực, thời gian và cả chi phí cơ hội. Khi đặt ra bài toán hiệu quả trong kinh doanh thì việc vi phạm pháp luật rồi chịu nộp phạt lại là phương án không ít doanh nghiệp lựa chọn. Đó cũng có thể là hệ quả của việc còn tồn tại quá nhiều quy định làm cho chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp tăng cao.
Với tư cách là người đầu tư, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh bạn cũng cần có kiến thức tối thiểu về pháp luật, hoạt động của pháp luật, đây là những kiến thức nền tảng để giúp cho bạn nắm bắt được những vấn đề của doanh nghiệp có liên quan đến pháp luật để ra quyết định phù hợp với từng vụ việc mà không trái với pháp luật.
Tuy nhiên, có rất nhiều đạo luật điều chỉnh đến hoạt động của doanh nghiệp mà bạn không thể biết hết được nên cần phải có sự hỗ trợ pháp lý của chuyên gia tư vấn. Bước đầu, bạn có thể sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để được tư vấn các thủ tục pháp lý hay những vấn đề liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ban đầu. Tiếp đó và trong mọi trường hợp, khi bước vào hoạt động kinh doanh bạn cần phải có chuyên gia pháp lý luôn đồng hành cùng bạn để được hỗ trợ, nhằm giúp cho bạn kinh doanh hiệu quả trong hành lang an toàn pháp lý.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp nhỏ luôn định hướng cho mình hoạt động kinh doanh hiệu quả theo phương châm tuân thủ theo pháp luật để duy trì sự phát triển bền vững. Nhưng, bên cạnh đó cũng có không ít những doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tuân thủ theo pháp luật cho đến khi vướng phải những vấn đề pháp lý thì thiệt hại đã xảy ra, trong khi đó doanh nghiệp phải vật lộn với nhiều yếu tố khác để thực hiện tốt trong hoạt động kinh doanh.
GHI CHÚ
- Có không ít người khi khởi nghiệp với doanh nghiệp nhỏ đã mắc phải sai lầm là không cần tham vấn ý kiến của luật sư, cứ nghĩ rằng doanh nghiệp với quy mô nhỏ thì không cần thiết đến luật sư vì mình có thể tự giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng khi xảy ra rủi ro về pháp lý thì lại là một hậu quả lớn. Cũng sẽ là một sai lầm nếu không sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để được tư vấn pháp luật thường xuyên nhằm bảo đảm hành lang an toàn pháp lý trong kinh doanh.
- Luật sư, với kiến thức của mình sẽ chuyên nghiệp bài bản hơn doanh nghiệp và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cũng sẽ dễ dàng hơn doanh nghiệp rất nhiều, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn hành nghề của mình, luật sư sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện trong việc tuân thủ pháp luật. Dựa trên nền tảng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, giữa luật sư và doanh nghiệp có sự bổ trợ cho nhau trong hoạt động của mình, tạo nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn.
- Qua hoạt động tư vấn pháp luật thường xuyên, luật sư sẽ tạo cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu, được giải thích các điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể trong các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật được đầy đủ, thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, luật sư sẽ kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp cũng như kiểm tra, giám sát trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật.
BP LAW